Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Vì Sao Bạn Có Mặt Trên Đời?


Chào các bạn, đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mình có mặt trên đời này chưa? Sự sống đầu tiên trên Trái đất được hình thành như thế nào? Và con người có thể làm những điều kỳ diệu gì trong tương lai?... Những sự kiện và con số sau sẽ gợi mở cho bạn những khám phá thú vị về bản thân. Mời các bạn cùng theo dõi nhé:

* Tuổi Của Vũ Trụ Hiện Nay:


http://a8.vietbao.vn/images/vn888/Duc/02.10.08/dongchaytoi1.jpg

Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không-thời gian trong đó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ vật chất và năng lượng. Ở thang vĩ mô Vũ trụ bao gồm tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có Trái đất. Ở thang vi mô Vũ trụ bao gồm tất cả các nguyên tửhạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất. và các

Các lý giải về những quan sát thiên văn đương thời cho thấy tuổi của Vũ trụ là 13.75 ±0.17 tỷ năm (gần 14 tỷ năm), và đường kính thực sự của phần Vũ trụ quan sát được hiện nay ít nhất là 93 tỷ năm ánh sáng hay 8.80×1026 met.

* Tuổi Của Trái Đất Hiện Nay:

http://www.spacestationinfo.com/images/earth.gif


Các nhà địa chất học và các nhà địa vật lý hiện đại cho rằng tuổi của Trái Đất khoảng 4,54 tỷ năm (4,54 × 109 năm± 1%). Giá trị này được xác định bằng tuổi đồng vị phóng xạ của các thiên thạch và vật liệu có tuổi cổ nhất trên trái đất đã được biết đến cũng như các mẫu trên Mặt Trăng.

* Sự Sống Đầu Tiên Trên Trái Đất:

Theo các nhà cổ sinh vật học đã khám phá bằng chứng hóa thạch của vi sinh vật có tuổi thọ ít nhất 3,4 tỷ năm. Các phân tích học trên một số mẫu đá cổ xưa nhất cho thấy rằng các sinh vật quang hợp có cấu trúc rất tinh vi đã được hình thành trên trái đất từ 3,7 tỷ năm trước.


Trong thực tế không có một thuyết chuẩn nào về nguồn gốc sự sống. Tuy nhiên, những thuyết được người ta chấp nhận nhiều nhất đều được xây dựng trên một số những phát hiện về cấu trúc phân tử và tế bào. Chúng bao gồn những luận điểm sau:
  1. Ở những điều kiện thích hợp, những vật chất không sống có thể tạo nên những phần cấu tạo nên tế bào sống, như amino acid. Điều này đã được chứng minh qua thí nghiệm Urey-Miller do Stanley L. MillerHarold C. Urey vào năm 1953.
  2. Những hợp chất phospholipid với độ dài thích hợp có thể tạo nên màng lipid, một trong hai thành phần chủ yếu của màng tế bào.
  3. Quá trình trùng hợp của nucleotide trở thành những mạch ARN ngẫu nhiên dẫn đến sự nhân đôi các ribozyme (giả thiết "Thế giới ARN" của Carl Woesoe).
  4. Những thúc đẩy tự nhiên về tính xúc tác tốt và tính đa dạng đã tạo nên các ribozyme có khả năng chuyển hóa peptide thành các hạt protein nhỏ. Từ đó, các oligopeptide cùng với ARN tạo thành những chất xúc tác tốt hơn hình thành. Do đó sinh ra các hạt ribosome, làm cho sự hình thành các protein được dễ dàng hơn.
  5. Protein đã vượt qua ribozhyme về khả năng xúc tác, và trở thành một lớp màng sinh học cơ bản nhất. Acid nucleic chỉ còn tìm thấy trong các gen tế bào.
Nguồn gốc của các tế bào, trong khi chưa được rõ ràng, có thể gây ra tranh cãi về mức độ quan trọng và thứ tự của bước 2 và 3. Những hợp chất vô cơ và hữu cơ cơ bản nhất tạo nên sự sống là methane (CH4), ammonia (NH3), nước (H2O), hydro sulfua (H2S), carbon dioxit (CO2) và phosphate (PO43-).

* Nguồn Gốc Loài Người:

Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi, nhưng từ những hoá thạch khai quật ở Myanmar, nhà nhân chủng học Chris Beard lại cho rằng quá trình này xảy ra tại châu Á. Với sự phát hiện bộ xương hóa thạch cách đây 3,2 triệu năm được đặt tên là Lucy. Lucy được xem là “mẹ của loài người” và là mối liên lạc đứt đoạn giữa loài người và loài tinh tinh. Trong lúc đó, một giả thuyết cho rằng loài người không thể tiến hóa từ tinh tinh, tổ tiên xa xưa nhất của loài người là cá, chính các loài cá thời tiền sử đã lát đường cho quá trình tiến hoá hiện nay .

* Bạn Sở Hữu Bộ Não Của Một Thiên Tài:

Bộ não của bạn có khoảng 100 tỉ nơ-ron thần kinh, với sự phát triển khoa học, xã hội hiện nay, loài người chúng ta mới sử dụng khoảng 5% sự thông minh của bộ não (5% liên kết nơ ron được sử dụng). Vậy nếu chúng ta sử dụng hết 100% khả năng liên kết nơ-ron của não bộ, thì chắc chắn chúng ta sẽ có những phát triển kỳ diệu! Vậy làm thế nào để sử dụng hết tiềm năng của não bộ? Chúng ta cùng tìm hiểu về sự kỳ diệu của não bộ trong bài viết khác nhé.

* Tuổi Thọ Trung Bình Của Loài Người Hiện Nay:

75 năm tuổi, tương ứng với 27.375 ngày, 657.000 giờ, 39.420.000 phút và 2.365.200.000 giây (khoảng 2,36 tỷ giây).

Vậy so với tuổi của Trái Đất(4,55 tỷ năm) thì tuổi của chúng ta vô cùng, vô cùng nhỏ, trung bình chỉ có 75 năm thôi, đấy là sống khỏe mạnh rồi đấy :).

Nhưng để có được sự xuất hiện này của mỗi chúng ta trên cõi đời này thì đó là một kiệt tác của tạo hóa, của những phản ứng hóa sinh học vô cùng phức tạp và tinh vi. Và chúng ta sinh ra đều có sự bình đẳng, đều có tuổi thọ trung bình là 75 năm - đó chính là quỹ tài sản vô giá của mỗi người.

Vậy trong 75 năm này, bạn sẽ học gì, làm gì để phát huy hết giá trị của bản thân, để cống hiến cho cộng đồng, xã hội và sự phát triển của nhân loại? Hãy cùng liên tưởng tới sự hình thành của những vì sao trên bầu trời, đầu tiên, chúng cần thu nạp năng lượng của tạo hóa, sau đó tích lũy để lớn dần lên, và chia sẻ ánh sáng của mình cho dải ngân hà, để cùng tỏa sáng lung linh, kỳ vĩ.

Phải chăng chúng ta sinh ra trên đời cũng như những vì sao kia, chúng ta không ngừng học hỏi để thu nạp kiến thức, giá trị từ những bậc tiền nhân đi trước, sau quá trình tích lũy cơ bản, chúng ta làm việc, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với cộng đồng, để mang lại những giá trị sống tích cực cho xã hội. Khi chúng ta càng chia sẻ, giá trị của chúng ta càng được nhân lên, và chúng ta càng tỏa sáng!

Những vì sao sáng trong lịch sử của nhân loại đó là những nhà khoa học, những danh nhân, những nhà lãnh đạo, những nhà văn hóa - nghệ thuật,... họ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. Và cũng như các vì sao trên trời kia, họ mãi soi đường cho chúng ta tiến lên.

Còn chúng ta, những người đang sống ở thế hệ này, chúng ta cũng có 75 năm như họ, chúng ta đã làm gì, đang làm gì, sẽ làm gì để có thể đóng góp giá trị, chất xám, tinh thần tích cực cho xã hội, cho Trái đất thân yêu - ngôi nhà chung của chúng ta?

Hãy cùng học tập, chia sẻ kinh nghiệm và làm việc để tỏa sáng thật rực rỡ trong tương lai, các bạn nhé! Bởi ẩn chứa trong con người mỗi chúng ta là một thiên tài, hãy đánh thức thiên tài trong bạn bằng niềm say mê mang lại những giá trị tích cực cho cuộc sống!

http://www.bobiasg.com/wp-content/uploads/2009/01/ngoisaonoel.jpg

BẠN LÀ MỘT NGÔI SAO --> HÃY TỎA SÁNG!

Rising Stars luôn đồng hành cùng bạn để khai phá sức mạnh bản thân! Hãy cùng chúng tôi, học tập vì một tương lai rực rỡ!






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More